[Bản gốc]
“We select our marketable equity securities in much the same way we would evaluate a business for acquisition in its entirety. We want the business to be (1) one that we can understand, (2) with favorable long-term prospects, (3) operated by honest and competent people, and (4) available at a very attractive price. We ordinarily make no attempt to buy equities for anticipated favorable stock price behavior in the short term. In fact, if their business experience continues to satisfy us, we welcome lower market prices of stocks we own as an opportunity to acquire even more of a good thing at a better price.
Our experience has been that pro-rata portions of truly outstanding businesses sometimes sell in the securities markets at very large discounts from the prices they would command in negotiated transactions involving entire companies. Consequently, bargains in business ownership, which simply are not available directly through corporate acquisition, can be obtained indirectly through stock ownership. When prices are appropriate, we are willing to take very large positions in selected companies, not with any intention of taking control and not foreseeing sell-out or merger, but with the expectation that excellent business results by corporations will translate over the long term into correspondingly excellent market value and dividend results for owners, minority as well as majority.”
[Biên dịch Tiếng Việt]
Chúng tôi lựa chọn cổ phiếu niêm yết cũng giống như cách chúng tôi đánh giá một doanh nghiệp để mua lại toàn bộ. Chúng tôi muốn doanh nghiệp phải (1) là một thứ chúng tôi có thể hiểu được, (2) có triển vọng dài hạn thuận lợi, (3) được vận hành bởi những con người trung thực và có năng lực, (4) có thể mua được ở mức giá rất hấp dẫn. Chúng tôi không thường mua cổ phiếu vì dự đoán giá của nó sẽ tăng trưởng tốt đẹp trong ngắn hạn. Trên thực tế, nếu việc kinh doanh tiếp tục khiến chúng tôi hài lòng thì chúng tôi rất hoan nghênh việc cổ phiếu mình đang nắm giữ bị giảm giá, đó sẽ là một cơ hội để gia tăng sở hữu với mức giá tốt hơn.
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy cổ phần của những doanh nghiệp thực sự xuất sắc đôi khi được bán trên thị trường với mức chiết khấu rất sâu so với mức giá mà những người chủ sở hữu sẽ đòi hỏi để chấp nhận bán toàn bộ công ty. Do đó, những món hời của quyền sở hữu doanh nghiệp đơn giản là không thể có được trực tiếp thông qua việc mua lại toàn bộ công ty, mà chỉ có thể đạt được gián tiếp thông qua quyền sở hữu cổ phiếu. Khi giá cả phù hợp, chúng tôi sẵn sàng nắm giữ cổ phần lớn trong các công ty được chọn, không có bất kỳ ý định nắm quyền kiểm soát nào và không lường trước việc sẽ bán ra hoặc sáp nhập, nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng kết quả kinh doanh xuất sắc của doanh nghiệp sẽ chuyển thành giá trị thị trường tương ứng, cùng với đó là mức cổ tức tuyệt vời sẽ được chi trả cho cả cổ đông đa số và thiểu số.
[Lời bình]
Tôi lựa chọn dịch thuật bức thư gửi cổ đông năm 1977 của ngài Buffett đầu tiên bởi nó đã nêu ra góc nhìn hết sức bất ngờ của ông về một đợt suy giảm giá cổ phiếu như đang diễn ra vào khoảng thời gian tháng 04 – 05/2022 vừa rồi. Chính xác thì ông dùng từ “WELCOME” để nói về nó. Vâng, “WELCOME” đó các bạn ạ.
Nếu công ty vẫn đang kinh doanh xuất sắc, làm hài lòng ông thì một đợt giảm giá của nó là được “WELCOME“.
Điểm thứ hai chúng ta thấy ở đây là quan niệm của Buffett về Intrinsic Value – Giá trị nội tại. Với ông thì đây là mức giá mà những người chủ doanh nghiệp sẽ đồng ý bán toàn bộ doanh nghiệp của mình. Và nếu như thị trường thiếu hiệu quả làm cho tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp thấp hơn đáng kể so với Intrinsic Value thì đó là tín hiệu của một tình huống chúng ta nên xem xét việc mua vào.
Điểm thứ ba là Buffett (hầu như) không bao giờ có ý định mua nắm quyền kiểm soát một công ty, và ông cũng không lên kế hoạch để bán cổ phiếu kiếm lời. Đây không chỉ là tư tưởng của một người chủ sở hữu mà còn là tư tưởng của một người cộng sự đề cao tính công bằng. Nghĩ kỹ thì nếu công ty đó vẫn đang hoạt động xuất sắc dưới sự điều hành của những con người phù hợp thì nhà đầu tư đâu cần nhọc công nắm quyền kiểm soát hoặc ngồi vào HĐQT để giám sát hoạt động làm gì chứ nhỉ.
Điểm cuối cùng là về vấn đề cổ tức, đây là một vấn đề nhạy cảm mà chúng ta đã thấy trong cuộc họp ĐHĐCĐ Tập đoàn Hoà Phát mới đây. Đứng dưới góc độ nhà đầu tư cá nhân, tôi cho rằng cổ tức là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là dòng tiền hàng năm trả về để nhà đầu tư có thể duy trì cuộc sống của mình và tiếp tục tái đầu tư để sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên cổ tức đối với mỗi ngành nghề và mỗi thời điểm sẽ có sự khác nhau: ví dụ như nếu đầu tư ngành điện thì nhà đầu tư phải chấp nhận việc tỷ suất sinh lời trên vốn của nó là rất thấp nên tốt nhất là công ty làm ra bao nhiêu đồng thì nên trả hết cho cổ đông bấy nhiêu đồng để cổ đông đem tiền đầu tư chỗ khác sinh lời cao hơn, còn nếu đầu tư vào một doanh nghiệp bán lẻ hoặc sản xuất đang đứng ở đầu một con sóng phát triển bùng nổ thì nên chấp nhận việc cổ tức bằng tiền mặt ít ỏi để doanh nghiệp dồn sức mở rộng kinh doanh, việc này trong dài hạn hàng chục năm sẽ có khả năng sinh lời hàng nghìn tới cả chục nghìn % một cách ngoạn mục. Cổ tức dù ít dù nhiều là nên có và thể hiện tính công bằng giữa quyền lợi cổ đông với quyền lợi doanh nghiệp. Cá nhân tôi cho rằng nhà đầu tư nên nhìn sâu hơn vào vấn đề này, ví dụ như cân nhắc xem liệu doanh nghiệp có đang kinh doanh bết bát, không hề làm ra tiền nhưng vẫn đi vay tiền ngân hàng để trả cổ tức cho mình không? Đó là một dạng cổ tức mà “tức tận cổ” hiện vẫn đang được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sử dụng. Xin hãy cẩn trọng!